Quẳng gánh lo đi và vui sống

Bất kỳ ai đang sống đều sẽ có những lo lắng thường trực về học hành, công việc, những hoá đơn, chuyện nhà cửa,… Cuộc sống không dễ dàng giải thoát bạn khỏi căng thẳng, ngược lại, nếu quá lo lắng, bạn có thể mắc bệnh trầm cảm. Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống khuyên bạn hãy khóa chặt dĩ vãng và tương lai lại để sống trong cái phòng kín mít của ngày hôm nay. Mọi vấn đề đều có thể được giải quyết, chỉ cần bạn bình tĩnh và xác định đúng hành động cần làm vào đúng thời điểm.



Nói thì có vẻ dễ nhưng những vấn đề liên quan đến các trạng thái tinh thần chẳng bao giờ dễ giải quyết. Chấm dứt lo lắng là điều không thể nhưng bớt đi sự lo lắng thì có thể, chỉ cần bạn đủ quyết tâm.

Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống khuyên bạn những cách để giảm thiểu lo lắng rất đơn giản như chia sẻ nó với người khác, tìm cách giải quyết vấn đề, quên tất cả những điều lo lắng nằm ngoài tầm tay, Cố gắng thực tập điều này hàng ngày và trong cuộc sống chắc hẳn bạn sẽ thành công, có thể, không được như bạn muốn, nhưng chỉ cần bớt đi một chút phiền muộn thì cuộc sống của bạn đã có thêm một niềm vui.



Nhờ các phương pháp của Dale Carnegie, hàng triệu người đọc đã xây dựng được thái độ sống tích cực, an tâm cảm nhận hạnh phúc và mãi mãi loại bỏ thói quen lo lắng:

Hãy đóng chặt những cánh cửa sắt dẫn đến quá khứ và tương lai. Chỉ sống trong những vách ngăn của hiện tại.



Nhìn nhận những mặt tích cực của cuộc sống

Khi làm việc đến quên mình, ta cũng quên đi mọi lo lắng

Thử kiểm tra theo luật bình quân, xác suất xảy ra điều bạn đang lo lắng là bao nhiêu phần trăm?

Luôn nỗ lực hết mình



Hãy nghĩ đến những may mắn bạn có được chứ không phải là những rắc rối

Hãy quên đi bản thân bằng cách quan tâm đến người khác. Mỗi ngày làm một điều tốt có thể khiến ai đó mỉm cười.

Qua hơn nửa thế kỷ, những lời khuyên thiết thực và sâu sắc của Dale Carnegie vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Ngay bây giờ, bạn đã có thể ghi tên mình vào danh sách hàng triệu con người đã học được cách: Quẳng gánh lo đi và vui sống!


Phần 1: Các nguyên tắc cơ bản để loại bỏ sự lo lắng 

Nguyên tắc 1: Hãy sống với ngày hôm nay, đừng bận tâm đến quá khứ và lo lắng về tương lai

Nguyên tắc 2: Đối mặt với sự lo lắng bằng cách

  1. Tự hỏi bản thân: “Điều tệ nhất có thể xảy ra là gì?”
  2. Chuẩn bị tinh thầ để chấp nhận điều tồi tệ nhất.
  3. Nỗ lực cải thiện tình trạng xấu nhất.

Nguyên tắc 3: Nhắc nhở bản thân về cái giá phải trả bằng sức khoẻ của chính mình khi chúng ta quá lo lắng.

Phần 2: Phương pháp phân tích và giải quyết sự lo lắng

Nguyên tắc 1: Tìm hiểu vấn đề gây lo lắng, thu thập tất cả các dữ liệu có liên quan.

Nguyên tắc 2: Cân nhắc tất cả các thông tin, rồi đưa ra quyết định.

Nguyên tắc 3: Một khi đã đưa ra quyết định, hãy thực hiện ngay và kiên định làm theo quyết định đó.

Nguyên tắc 4: Nêu ra và trả lời bốn câu hỏi sau:

  1. Vấn đề là gì?
  2. Đâu là nguyên nhân gây ra vấn đề
  3. Tất cả những giải pháp có thể đưa ra để giải quyết vấn đề là gì?
  4. Giải pháp tốt nhất là gì?

Phần 3: Phá bỏ thói quen lo lắng trước khi sự lo lắng tàn phá chúng ta

Nguyên tắc 1: Loại bỏ tất cả lo lắng ra khỏi đầu bạn bằng cách giữ cho mình luôn bận rộn

Nguyên tắc 2: Đừng quan tâm quá nhiều đến những chuyện vặt vãnh. “Cuộc đời quá ngắn ngủi để có thời gian xét nét những điều vụn vặt”

Nguyên tắc 3: Sử dụng luật bình quân để loại bỏ những nỗi lo lắng. Tự hỏi bản thân: “Xác suất xảy ra việc này là bao nhiêu?”

Nguyên tắc 4: Hợp tác với những điều không thể tránh khỏi. Nếu lâm vào tình thế nằm ngoài khả năng thay đổi hay cải thiện của bạn, hãy tự nhắc bản thân rằng “Chuyện cũng đã vậy rồi, không thể khác được”

Nguyên tắc 5: Đặt một lệnh “dừng” đối với nỗi lo lắng của chúng ta. Đừng dành cho nó sự quan tâm quá mức.

Nguyên tắc 6: Hãy sống với hiện tại và để cho quá khứ tự chôn vùi những sai lầm của nó.

Phần 4: 7 cách luyện tinh thần để sống thanh thản và hạnh phúc

Nguyên tắc 1: Suy nghĩ và hành động một cách vui tươi: Suy nghĩ của chúng ta tạo nên cuộc đời của chúng ta, suy nghĩ tích cực thì chúng ta sẽ hạnh phúc.

Nguyên tắc 2: Đừng bao giờ cố trả đũa kẻ thù của mình: Sự oán ghét của ta chẳng làm tổn thương kẻ thù mà chỉ khién cho cuộc sống của ta trở thành những chuỗi ngày khốn khổ, chúng ta sẽ làm tổn thương bản thân còn nhiều hơn là tổn thương họ.

Nguyên tắc 3: Luôn chuẩn bị tinh thần để đối diện với sự vô ơn: Hãy chấp nhận đó là một điều bình thường. Cách duy nhất để có thể tìm thấy hạnh phúc là đừng mong đợi được biết ơn mà hãy cứ cho đi và vui hưởng niềm hạnh phúc từ việc làm ấy. Muốn con cái có thái độ biết ơn thì ta phải dạy bảo chúng bằng chính hành động và thái độ của mình.

Nguyên tắc 4: Hãy nghĩ đến những điều may mắn mà bạn có được – chứ không phải những rắc rối.

Nguyên tắc 5: Hãy là chính mình! Đừng bắt chước người khác. Hãy khám phá bản thân và tự tin là chính mình

Nguyên tắc 6: Chấp nhận và biến khó khăn thành cơ hội: Nếu đời cho ta một quả chanh, hay pha thành ly nước chanh. Đức tính kỳ diệu của con người là “khả năng biến mất thành được”. Điều thực sự quan trọng là phải biết thu lợi từ chính những cái đã mất.

Nguyên tắc 7: Hãy quên đi bản thân và mang niềm vui, hạnh phúc đến cho người khác.

Phần 5: Gạt bỏ nỗi lo bị chỉ trích

Nguyên tắc 1: Một lời chỉ trích bất công thường lànhuwnxg lời ca ngợi bị biến hình vì ghen tị vì không ai thèm soi mói vì một kẻ tầm thường.

Nguyên tắc 2: Hãy làm tốt những gì có thể rồi bật chiếc dù của bạn lên để cơn mưa nhận xét không làm ướt gáy bạn.

Nguyên tắc 3: Ghi nhận và phân tích những điểm yếu của bản thân.

Phần 6: 6 cách tránh mệt mỏi và lo lắng, đồng thời nâng cao tinh thần và sức lực 

Nguyên tắc 1: Nghỉ ngơi trước khi bị mệt

Nguyên tắc 2: Học cách thư giãn khi đang làm việc

Nguyên tắc 3: Học cách thư giãn khi ở nhà

Nguyên tắc 4: Áp dụng bốn thói quen trong lúc làm việc:

  • Dọn sạch tất cả giấy tờ trên bàn, trừ những thứ liên quan đến vấn đề đang giải quyết
  • Xử lý mọi việc theo thứ tự quan trọng
  • Khi gặp vấn đề nảy sinh, hãy giải quyết luôn nếu thấy có đầy đủ các yếu tố cần thiết để đưa ra quyết định
  • Học cách tổ chức, uỷ quyền và giám sát công việc

Nguyên tắc 5: Nhiệt tình với công việc

Nguyên tắc 6: Không nên lo lắng về sự mất ngủ. Chính sự lo lắng về chứng mất ngủ mới huỷ hoại sức khoẻ của bạn chứ không phải chứng mất ngủ.


VỀ TÁC GIẢ

Dale Breckenridge Carnegie (24 tháng 11 năm 1888 – 1 tháng 11 năm 1955) là một nhà văn và nhà thuyết trình Mỹ và là người phát triển các lớp tự giáo dục, nghệ thuật bán hàng, huấn luyện đoàn thể, nói trước công chúng và các kỹ năng giao tiếp giữa mọi người. Ra đời trong cảnh nghèo đói tại một trang trại ở Missouri, ông là tác giả cuốn Đắc Nhân Tâm, được xuất bản lần đầu năm 1936, một cuốn sách thuộc hàng bán chạy nhất và được biết đến nhiều nhất cho đến tận ngày nay. Ông cũng viết một cuốn tiểu sử Abraham Lincoln, với tựa đề Lincoln con người chưa biết, và nhiều cuốn sách khác.

Carnegie là một trong những người đầu tiên đề xuất cái ngày nay được gọi là đảm đương trách nhiệm, dù nó chỉ được đề cập tỉ mỉ trong tác phẩm viết của ông. Một trong những ý tưởng chủ chốt trong những cuốn sách của ông là có thể thay đổi thái độ của người khác khi thay đổi sự đối xử của ta với họ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *