Amazon

Jeff Bezos và Amazon

Lịch sử Amazon

Sau khi dự đoán rằng thương mại điện tử sẽ bùng nổ, Jeff Bezos đã thành lập Amazon với tư cách là một nhà bán lẻ sách trực tuyến vào năm 1994.

Dưới sự dẫn dắt của ông, “cửa hàng bán mọi thứ” đã trở thành một trong những công ty được đánh giá cao nhất trên thế giới, về vốn hóa thị trường, doanh thu và thương hiệu.

14 nguyên tắc lãnh đạo của Amazon

  1. Ám ảnh khách hàng
  2. Làm chủ kết quả kinh doanh
  3. Sáng tạo và đơn giản hóa
  4. Lãnh đạo luôn đúng – thậm chí đúng nhiều là đằng khác
  5. Hãy không ngừng học hỏi và luôn tò mò
  6. Tuyển dụng và phát triển nhân tài
  7. Đặt ra những tiêu chuẩn cao nhất
  8. Phải nghĩ lớn
  9. Sự thiên lệch trong hành động
  10. Thực hành tiết kiệm
  11. Tạo dựng lòng tin của người khác
  12. Đi sâu vào từng khía cạnh công việc
  13. Có chính kiến – dám phản biện và bảo vệ quan điểm
  14. Đạt được kết quả

Chỉ trong 20 năm, từ một công ty bán sách trực tuyến, Amazon.com đã chiếm lĩnh thế giới mua sắm trực tuyến, góp phần thúc đẩy cuộc cách mạng về thiết bị đọc cá nhân và phá vỡ nhiều ngành công nghiệp, bao gồm bán lẻ, xuất bản, thiết bị, may mặc và điện toán đám mây.
Vậy bí mật thành công của Amazon là gì? Có hàng chục triệu sản phẩm trong kho, năng lực công nghệ vượt trội hay nhiều cải tiến về dịch vụ khách hàng?
Trong cuốn sách Phương thức Amazon, tác giả Rossman sẽ hé lộ cho bạn 14 nguyên tắc lãnh đạo đã dẫn dắt và định hình các chiến lược kinh doanh cũng như văn hóa của Amazon.

Cuốn sách sẽ hé lộ cho bạn 14 nguyên tắc lãnh đạo đã dẫn dắt và định hình các chiến lược kinh doanh cũng như văn hóa của Amazon.

  1. Ám ảnh khách hàng

Trong kinh doanh, các nhà lãnh đạo của Amazon luôn lấy khách hàng làm gốc, không ngừng tìm kiếm và nỗ lực gìn giữ lòng tin của khách hàng. Dù có quan tâm tới đối thủ nhưng họ thường bị ám ảnh bởi khách hàng nhiều hơn.
Jeff Bezos, CEO của Amazon đã từng tuyên bố “Nếu tập trung vào đối thủ, bạn sẽ phải đợi cho đến khi đối thủ hành động. Luôn tập trung vào khách hàng cho phép bạn luôn nắm giữ vị trí tiên phong.”

  1. Làm chủ kết quả kinh doanh

Các nhà lãnh đạo tại Amazon thực sự là những người làm chủ. Họ luôn suy nghĩ dài hạn và không bao giờ đánh đổi lợi ích lâu dài lấy lợi ích trước mắt. Cụ thể như việc họ không bao giờ nói: “Đó không phải việc của tôi.” Họ luôn hành động như thể họ đang đại diện không chỉ cho nhóm của mình mà là cho cả công ty.

  1. Sáng tạo và đơn giản hóa

Các lãnh đạo tại Amazon luôn mong chờ và yêu cầu phải có sự đổi mới và sáng tạo từ đội ngũ nhân viên. Họ luôn tìm cách đơn giản hóa các quy trình, thủ tục hỗ trợ liên quan. Họ là những người hiểu rõ mọi vấn đề, luôn tìm kiếm những ý tưởng mới ở mọi nơi và không bị giới hạn bởi lối suy nghĩ “không được sáng tạo ở đây”.
Tại Amazon, công việc của bạn không bao giờ chỉ là giới hạn trong việc thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày. Bất kể công việc của bạn là gì, bạn được kỳ vọng phải nâng cao các quy trình nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng đồng thời giảm thiểu chi phí. Điều này khuyến khích những tư duy lớn, như một trò chơi trong việc tìm kiếm những giải pháp và ý tưởng khác nhau, hơn là việc ngồi cố định trước bàn phím máy tính

  1. Lãnh đạo luôn đúng – thậm chí đúng nhiều là đằng khác

Không ai muốn mắc sai lầm và thất bại là điều được chấp nhận tại Amazon.com. Một văn hóa đổi mới thực sự thành công sẽ không thể thiếu sự thất bại. Nhưng điều mà Jeff Bezos không thể chấp nhận là một người cứ liên tục mắc một lỗi hoặc thất bại vì những nguyên nhân hết sức ngớ ngẩn.
Chính vì thế, các lãnh đạo tại Amazon được kỳ vọng phải đúng nhiều hơn số lần họ mắc sai lầm. Và khi họ mắc sai lầm – một điều tất yếu sẽ xảy ra đối với một công ty đang làm việc vượt quá giới hạn của mình như Amazon – họ phải học hỏi được từ những sai lầm đó, giải thích nguyên nhân cụ thể cho từng sau lầm và chia sẻ các kinh nghiệm đó với toàn thể công ty.
Bởi vậy, lãnh đạo tại Amazon.com luôn đúng – tuy không phải lúc nào cũng vậy, nhưng phần lớn là thế.. Họ có cái nhìn sâu sắc về công việc kinh doanh, và truyền cảm hứng đó tới những người xung quanh.

  1. Hãy không ngừng học hỏi và luôn tò mò

Các lãnh đạo không bao giờ ngừng học hỏi và luôn tìm cách nâng cao trình độ của bản thân. Họ rất tò mò về những tính năng mới và luôn tìm cách để khám phá chúng.
Lãnh đạo tại Amazon không chỉ được kỳ vọng là luôn đúng, họ còn được coi là chuyên gia ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Rủi ro của việc “nắm chắc vấn đề” lại chính là sự ngạo mạn và không nhìn nhận vấn đề ra ngoài tư duy thông thường. Khi tâm trí quá tập trung vào một vấn đề nào đó, bạn sẽ không thể nhận ra được những ý tưởng và con đường mới. Để tránh điều này, các nhà lãnh đạo của Amazon được khuyến khích không ngừng học hỏi, luôn tò mò về mọi thứ xung quanh, tìm cách thuyết phục mọi người nói “Đồng ý” và luôn tư duy như người mới bắt đầu.

  1. Tuyển dụng và phát triển nhân tài

Lãnh đạo tại Amazon luôn tìm cách nâng cao năng lực cho những người họ tuyển dụng và đề bạt. Họ tìm kiếm những tài năng và luân chuyển trong tổ chức một cách có chủ đích. Lãnh đạo thực sự sẽ đào tạo ra những lãnh đạo khác và luôn khuyến khích các nhà lãnh đạo mới đào tạo thêm nhiều lãnh đạo khác.

  1. Đặt ra những tiêu chuẩn cao nhất

Các lãnh đạo tại Amazon luôn đặt ra những tiêu chuẩn cao đến mức nhiều người đã nghĩ là vô lý. Không những thế, họ còn liên tục nâng cao mức tiêu chuẩn và hối thúc các nhóm làm việc đạt được những mức chất lượng cao chưa từng có. Các nhà lãnh đạo cũng đảm bảo mức tối thiểu với các lỗi gây ảnh hưởng đến quy trình chất lượng và những vấn đề sẽ được củng cố để duy trì tinh thần đó.
Jeff kỳ vọng tất cả nhân viên của ông phải làm việc như những nhà lãnh đạo thực sự. Ông muốn bạn lái công việc kinh doanh như thể nó là chiếc xe của chính bạn, không phải là thuê xe theo tuần.

  1. Phải nghĩ lớn

Việc suy nghĩ nhỏ nhặt dễ khiến con người tự hài lòng với bản thân. Các lãnh đạo tại Amazon tạo ra và truyền đặt một định hướng táo bạo truyền cảm hứng cho các kết quả. Họ nghĩ rất khác và nhìn vào mọi góc khuất để tìm kiếm những điều mới mẻ, tốt đẹp hơn nhằm phục vụ khách hàng.
Bezos nhận ra rằng “rất nhiều người tin rằng bạn nên sống cho hiện tại”. Ông không phải là một trong số đó. Ông đề nghị mọi người “nghĩ về sự mở rộng lớn lao của thời gian trước mắt và cố gắng đảm bảo rằng bạn có kế hoạch cho nó theo cách mà nó có thể khiến bạn hài lòng trong tương lai.”

  1. Sự thiên lệch trong hành động

Các lãnh đạo tại Amazon luôn đánh giá về những rủi ro được tính toán cùng tốc độ ảnh hưởng đến việc kinh doanh. Rất nhiều quyết định và hành động có thể đảo ngược và không cần phải nghiên cứu nhiều. Vì thế, khi bạn đang phân vân, hãy cứ thử một phương án và tận dụng các cơ hội ngay từ đầu.
Jeff Bezos luôn trấn an nhân viên rằng họ sẽ không bao giờ bị trừng phạt vì hành động sai lầm. Điều này đã dẫn tới cả chiến thắng và những thất bại lớn. Có một giả định thông thường rằng điều quan trọng là phải biết được chính xác hành động đúng nào cần thực hiện trước khi thực sự làm bất cứ điều gì. Đây không phải là cách nhìn nhận tại Amazon. Như Jeff từng nói: “Nếu không bao giờ muốn bị chỉ trích thì bạn đừng làm điều gì mới cả.”

  1. Thực hành tiết kiệm

Lãnh đạo tại Amazon cố gắng không tiêu tiền vào những thứ không liên quan đến khách hàng. Tiết kiệm sẽ giúp nguồn tài nguyên luôn dồi dào, tự cung tự cấp và phục vụ sự sáng tạo.

Amazon luôn suy xét nghiêm túc về văn hóa chi phí, kể cả với mức chi phí rẻ. Jeff có một niềm tin sắt đá rằng tiết kiệm có thể thúc đẩy đổi mới. Đó là một trong những cơ chế bắt buộc yêu thích của ông. Như Jeff từng nói về nó: “Cách duy nhất để thoát khỏi một chiếc hộp hẹp là phải tìm được con đường ra của riêng mình.” Mỗi đồng đô-la tiết kiệm được là có một cơ hội khác để đầu tư kinh doanh. Loại bỏ cơ cấu chi phí ra khỏi công việc kinh doanh sẽ thúc đẩy giá cả thấp, điều này sẽ thúc đẩy hơn nữa vòng tròn phát triển.

  1. Tạo dựng lòng tin ở người khác

Các lãnh đạo tại Amazon thực sự cởi mở, biết lắng nghe và khiêm tốn. Sự cởi mở giúp họ có thể tin tưởng những người xung quanh và cũng để họ có được lòng tin của những người khác.
Jeff hiểu rằng việc thiếu lòng tin sẽ duy trì sự sợ hãi lâu dài. Nếu bạn thất bại trong việc tạo dựng lòng tin của các thành viên trong nhóm, nỗi sợ hãi cuối cùng sẽ trở thành động lực chính của họ. Họ sẽ sợ hãi trước những ý kiến, các quyết định và đánh giá. Một khi nỗi sợ hãi bao trùm, tổ chức hầu như không thể vận hành, chưa nói đến việc mỗi cá nhân tự phê bình.
Chính bởi vậy, các lãnh đạo tại Amazon phải học cách tin tưởng đồng nghiệp đồng thời tạo dựng lòng tin ở họ thông qua sự minh bạch, cam kết và tôn trọng lẫn nhau.

  1. Đi sâu vào từng khía cạnh công việc

Các lãnh đạo tại Amazon tham gia vào tất cả các cấp, luôn quan tâm đến tiểu tiết và thường xuyên kiểm tra chúng. Không có nhiệm vụ nào không thuộc trách nhiệm của họ, bởi họ biết rằng chỉ khi đi sâu vào từng chi tiết của một quá trình, họ mới có thể thực sự tìm ra những cơ hội và giải quyết các vấn đề trước khi chúng trở nên quá muộn.
Triết lý đào sâu vào công việc cũng được khuyến khích bởi Jeff nhận thức rằng mỗi công ty rất giống một hệ sinh thái. Nó phức tạp, phát triển không ngừng và đa dạng. Điều này có nghĩa rằng hàng tá những khả năng thất bại liên tục xuất hiện.
Vì vậy, khi bất kỳ sáng kiến lớn nào đưa ra tại Amazon, Jeff sẽ cất cánh cùng nhóm dự án và tìm hiểu số liệu gần nhất có thể có, không chỉ để kiểm soát mà còn để đặt câu hỏi xung quanh dự án đó, phản biện nó và kiểm tra từng khía cạnh từ những chi tiết nhỏ nhất. Chính điều này giúp Amazon tháo dỡ được những cản trở tiêu cực giữa các bộ phận trong công ty cũng như sự quan liêu.

  1. Có chính kiến – Dám phản biện và bảo vệ quan điểm

Lãnh đạo tại Amazon là những người có quan điểm mạnh mẽ. Họ buộc phải giải thích một cách rõ ràng và lịch sự khi phản đối một hay một vài quyết định được đưa ra, kể cả khi việc đó tiêu tốn nhiều thời gian và sức lực, họ không bao giờ đánh đổi quan điểm cá nhân để có các mối quan hệ tốt với đồng nghiệp. Nhưng một khi đưa ra quyết định nào đó, họ sẽ toàn tâm toàn ý chịu trách nhiệm trước quyết định của mình.
Tại Amazon, các lãnh đạo biết rằng việc bất đồng quan điểm với Jeff và các nhà lãnh đạo khác trong công ty không chỉ có lợi cho bản thân họ mà đó còn là nghĩa vụ cần phải làm đối với khách hàng, với cổ đông và với Amazon. Jeff đã từng nói rằng: “Nếu tôi đưa chúng ta tới một bờ vực nào đó thì tội của các anh cũng chẳng kém gì tôi đâu.”

  1. Đạt được kết quả

Điều quan trọng nhất tại Amazon chính là kết quả công việc. Nếu bạn vi phạm tất cả các nguyên tắc nhưng vẫn đạt được những kết quả kinh doanh đáng nể thì tất cả những vi phạm nguyên tắc ở trên đều trở nên vô nghĩa. Sau cùng, mục đích của tất cả các nguyên tắc đơn giản là để hỗ trợ và củng cố cho nguyên tắc cuối cùng tối quan trọng này – đó là đạt được kết quả.

Triết lý “Ngày đầu tiên”

Ở Amazon không có bữa ăn miễn phí hay nơi nghỉ ngơi như nhiều ông lớn công nghệ khác.

Ngoài ra, các giám đốc đều không ngồi ghế máy bay hạng nhất. Nhờ triết lý này, Amazon đã chống lại sự tự mãn có thể giết chết thành công của tập đoàn.

Can đảm, tò mò và đặt khách hàng lên hàng đầu

Triết lý bất thành văn của Bezos là lòng can đảm và sự tò mò. Đây chính là dấu hiệu của một nhà lãnh đạo vĩ đại.

Nếu có vấn đề, sẽ có giải pháp.

Trong các cuộc họp điều hành, Bezos thường để trống 1 chiếc ghế để đại diện cho khách hàng. Điều đó nhằm nhắc nhở mọi người phải hiểu rằng khách hàng mới là “người quan trọng nhất trong phòng”. Ngoài ra, Bezos còn công khai email [email protected] để chuyển phản hồi của khách hàng đến cấp dưới có liên quan để xử lý.

Ủy quyền và chấp nhận rủi ro một cách thông minh

Bezos có xu hướng trao quyền cho cấp dưới của mình. Ông sẵn sàng làm theo ý tưởng của người khác, ngay cả khi nghĩ rằng họ có thể không đúng. Đó là điều khá “bất thường” đối với người lãnh đạo của một công ty tầm cỡ như Amazon.

Amazon đã tận dụng “cơ hội lớn” trong việc đa dạng hóa các dịch vụ của mình, chẳng hạn như mở rộng sang phát trực tuyến với Amazon Prime và dịch vụ giao đồ ăn Amazon Restaurants. Khi chúng không hoạt động, như Amazon Restaurants, họ dừng lại. Dù tốn một khoản tiền nhưng họ không ngại thử. Finkelstein tin rằng khả năng xây dựng đội ngũ phù hợp của Bezos là một phần quan trọng trong sự thành công của ông.

Cuộc họp “hai chiếc pizza”

Triết lý ‘keo kiệt’ kinh điển giúp Jeff Bezos ngăn Amazon sụp đổ: Điều hành đế chế nghìn tỷ ‘đô’ không khác gì một startup nghèo – Ảnh 2.
“Hai chiếc pizza” là một nguyên tắc nổi tiếng của Jeff Bezos.

Bezos thường tránh các cuộc họp trừ khi chúng thực sự cần thiết. Nếu điều hành một cuộc họp, ông sẽ dùng quy tắc “hai chiếc pizza”, theo đó, không bao giờ có cuộc họp mà 2 chiếc pizza không đủ để cả nhóm cùng ăn. Đối với Bezos, càng nhiều người trong cuộc họp thì hiệu suất càng kém.

Bên cạnh đó, Bezos cũng cấm hình thức trình chiếu PowerPoint khi họp. Để thay thế, Bezos đã tạo ra cách mới: Cuộc họp sẽ bắt đầu bằng việc mỗi người tham dự ngồi tại ghế và đọc bản tóm tắt dài 6 trang trong khoảng 30 phút đầu tiên. Người tham gia được khuyến khích ghi lại những điều đáng chú ý và sau khi thời gian kết thúc, họ sẽ cùng nhau thảo luận về các vấn đề liên quan.

Sức mạnh của những ngõ cụt

Một trụ cột quan trọng khác trong văn hóa của Amazon là cách tiếp cận “ngõ cụt” để đổi mới. Ví dụ bạn cảm thấy đang đi vào ngõ cụt khi ý tưởng thất bại nhưng nếu khách hàng đón nhận cách làm mới, ngõ cụt đó sẽ trở thành một đại lộ rộng lớn. Lý thuyết này dựa trên niềm tin bao trùm của Bezos trong việc chú ý đến những gì khách hàng muốn hơn là những gì người khác đang làm.

Dù chiến lược này từng chứng kiến một số thất bại như smartphone Amazon Fire chỉ tồn tại trong 1 năm và tiêu tốn 170 triệu USD nhưng nó cũng đem về không ít thành công. Nổi bật nhất là Amazon Web Services, nền tảng điện toán đám mây đã thu về hơn 25 tỷ USD cho tập đoàn trong năm 2018.

Triết lý ‘keo kiệt’ kinh điển giúp Jeff Bezos ngăn Amazon sụp đổ: Điều hành đế chế nghìn tỷ ‘đô’ không khác gì một startup nghèo.

Nguồn tham khảo: Cafebiz, Alphabooks

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *